Chùa Phúc Long nằm trong Quần thể di tích "Đền Thượng và Chùa Phúc Long" được xây dựng từ triều
Lý. Trên thượng lương của chùa ghi việc tu sửa chùa vào năm 1829. Ngoài việc
thờ Phật chùa còn thờ thân mẫu của Giác Hải thiền sư. Trong khuôn viên di tích
còn có phủ thờ Liễu Hạnh công chúa, Nhà tổ, Lăng mộ, tháp. Thân mẫu của Giác
Hải sinh ra ở Yên Vệ (nay là xã Khánh Phú). Sách Đại Nam nhất thống chí có chép việc thân mẫu ông quê ở Yên Vệ, lúc già bà
về tu ở chùa Phúc Long và mất ở đây, hiện nay ngoài pho tượng thờ bà phía sau
chùa còn có lăng mộ. Giác Hải thường xuyên qua lại thăm mẹ, giảng kinh thuyết
pháp cho đạo cồ và dân chúng, và giúp dân chống hạn, truyền dạy dân chúng luyện
võ và làm nghề bánh giầy. Vào năm trời đại hạn dân tình đói khổ, nhà sư (Giác
Hải) lấy giấy dán vèo cái giỏ bằng tre, ra sông múc nước tưới vào ruộng thành
vũng bàn chân, nước ở vùng ấy chảy ra bốn phía, nước chảy đến đây đều thành
khe, ngòi, nhân dân được nhờ. Sách
“thánh tổ sự tích” cũng chép có thời gian ông về trụ trì ở chùa Phúc
Long, giúp nhân dân địa phương chống hạn và cũng ghi việc ông hóa ở đây
Theo truyền lại, sau khi ông hóa, nhân dân đã lập
đền thời ông bên cạnh chùa Phúc Long ở Yên Vệ, nay là Khánh Phú. Sau thời vua
Lý Nhân Tông (1060-1127), Cách đây khoảng gần 1000 năm.
Chùa được kiến trúc theo
kiểu chữ “đinh” mái lợp ngói nam. Chính giữa bờ nóc của tòa tiền bái có đắp biểu
tượng và vân xoắn, hai đầu bờ nóc đắp hình rồng chầu. Tiền bái chùa gồm 3 gian,
2 dĩ dài 12.6m, rộng 6.5m. Bốn vì kèo nâng đỡ mái làm theo kiểu giá chiêng, các
hoành, quá giang đều vuông, to và khỏe, các bức trang trí hoa sen,lá lật là những
đề tài thường gặp ở chùa. Hoành phi treo ở gian giữa đề 3 chữ Hán “Phúc Long Tự”
được sơn son thiếp vàng, chạm khắc trên gỗ.
Quần thể Di tích Đền Thượng và Chùa Phúc Long mang đậm nét kiến trúc,
nghệ thuật thời Hậu Lê và thời Nguyễn. Tuy nhiên đã tiến hành nhiều đợt tu sửa,
tôn tạo nhưng từ dáng dấp di tích ,trang trí mĩ thuật vẫn mang đậm nét phong
cách kiến trúc điêu khắc thời Nguyễn.
Di tích gắn liền với
tên tuổi của thân mẫu Giác Hải thiền sư người có công với triều Lý, đời vua Lý
Nhân Tông. di tích Đền Thượng và Chùa Phúc Long chứng minh mảnh đất ngàn năm
văn vật của tỉnh Ninh Bình, của huyện Yên Khánh, xã Khánh Phú với những di
tích, danh nhân được sử ghi chép cũng như được dân gian lưu truyền.
Toàn bộ khu di tích có
quy mô tương đối lớn, cộng với cảnh quan thiên nhiên thoáng đãng, trù phú, đây
sẽ là khu tham quan du lịch hấp dẫn và thú vị qua đó đem đến cho du khách hiểu
thêm về giai đoạn lịch sử, đã được Bộ văn hóa thông tin công nhận là Di tích Lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp
Quốc Gia Ngày 12 tháng 12 năm 1994. Trải qua chiến tranh phá
hoại, qua thời gian, Chùa Phúc Long đã xuống cấp và được nhiều lần tu sửa lại.
Lần tu sửa mới nhất vào năm 2022. Khuân viên chùa khang trang sạch đẹp, đây còn
là địa điểm du lịch tâm linh, thu hút đông đảo phật tử trong và ngoài xã đến
chiêm bái, lễ phật. Đây cũng là điểm di tích mà các nhà trường chọn để đưa học sinh đến trải nghiệm học tập, tìm hiểu về truyền thống văn hiến của quê hương Khánh Phú.
(Chùa Phúc Long)
(Đ/c Bí thư huyện ủy Yên Khánh cùng các đồng chí trong đoàn dâng hương lễ chùa)
(Thượng tọa Thích Thanh Tiến - trụ trì chủa Phúc Long)
(Đội tế nam quan của làng tế mẫu nhân ngày kị thần Giác Hải Thiền Sư)
(các đ/c Thường trực Đảng ủy xã tới dâng hương nhân dịp đầu năm mới)
(Trường Mầm non Khánh Phú tổ chức cho học sinh tới thăm quan, chiêm bái, tìm hiểu về di tích)
(Hội Phụ nữ xã tổ chức cho Hội viên tới thăm quan, chiêm bái, tìm hiểu về di tích)