Vào Triều nhà Lý (1010-1225). Phật Giáo phát triển mạnh mẽ và trở thành Quốc giáo, giáo lý nhà
phật được triều đình tôn trọng và được truyền bá rộng rãi trong quần chúng nhân
dân, các vị cao tăng không chỉ là những nhà tu hành, truyền giảng phật pháp mà
còn là những nhà tri thức, nhà văn hóa đương thời. Có những người giữ chức vụ
quan trọng trong triều đình, có vị chủ trì Phật môn nhưng vẫn được nhà vua
trọng dụng và thỉnh cầu hiến công hiến kế xây dựng đất nước, theo sử sách được
lưu truyền rộng rãi trong quần chúng nhân dân những truyền thuyết huyền thoại
ly kỳ, tiêu biểu như ngài Từ Đạo Hạnh,ngài Không Lộ, Minh Không và ngài Giác
Hải.
(Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ Thuật Đền Thượng)
Trong
triều đại phong kiến truyền thuyết dân gian, ngài Giác Hải được sinh ra ở Hương
Hải Thanh nay thuộc Nam Định.
Năm 25
tuổi ngài cùng với Không Lộ và Từ Đạo Hạnh hành trình sang Tây Trúc tầm sư học
đạo (Vân Nam – Trung Quốc bây giờ.
Sau khi học xong giáo lý ba ông
trở về nước truyền giảng đạo, theo kinh sách các ông có những hành động phi
thường và trở nên nổi tiếng. Từ Đạo Hạnh về trụ trì ở chùa Bài Sơn, Không Lộ ở
chùa Nghiêm Quang, Giác Hải về tu ở chùa
Diên Phúc và trụ trì ở đó. Lúc Bấy giờ (Đời vua Lý Nhân Tông) nơi thiền môn là
những trung tâm văn hóa giáo dục, tập trung những đệ tử phật giáo và quần chúng
nhân dân đến vừa để tu đạo vừa để tu đời.
Các vị cao tăng là những nhà tri thức, nhà giáo dục. Sinh thời ngài Giác
Hải còn là người ham học văn chương thơ phú. Thời kỳ đất nước hưng thịnh, bốn
cõi yên ổn, văn chương phát triển. Ngoài các tác phẩm của dòng dõi vương triều,
quan lại, thơ ca, phú, kệ… của các nhà tu hành cũng phát triển và nổi tiếng,
đóng góp một phần đáng kể vào văn học thời Lý. Trải qua nhiều biến cố lịch sử
thơ của Giác Hải bị thất lạc, hiện nay chỉ còn lưu truyền hai bài thơ. Lý Nhân Tông rất quý trọng Giác Hải cho vời
ông vào triều trao quyền cao chức trọng nhưng ông từ chối. Vua tin phục và xem
như bậc thầy.
Quần
thể di tích Đền Thượng và Chùa Phúc Long được xây dựng từ triều Lý. Trên thượng
lương của chùa ghi việc tu sửa chùa vào năm 1829. Ngoài việc thờ Phật chùa còn
thờ thân mẫu của Giác Hải thiền sư. Trong khuôn viên di tích còn có phủ thờ
Liễu Hạnh công chúa, Nhà tổ, Lăng mộ, tháp. Thân mẫu của Giác Hải sinh ra ở Yên
Vệ (nay là xã Khánh Phú). Cuối đời bà tu ở chùa Phúc Long. Sách Đại Nam nhất
thống chí có chép việc thân mẫu ông quê ở Yên Vệ, lúc già bà về tu ở chùa Phúc
Long và mất ở đây, hiện nay ngoài pho tượng thờ bà phía sau chùa còn có lăng
mộ. Giác Hải thường xuyên qua lại thăm mẹ, giảng kinh thuyết pháp cho đạo cồ và
dân chúng, và giúp dân chống hạn, truyền dạy dân chúng luyện võ và làm nghề
bánh giầy. Vào năm trời đại hạn dân tình đói khổ, nhà sư (Giác Hải) lấy giấy
dán vèo cái giỏ bằng tre, ra sông múc nước tưới vào ruộng thành vũng bàn chân,
nước ở vùng ấy chảy ra bốn phía, nước chảy đến đây đều thành khe, ngòi, nhân
dân được nhờ. Sách “thánh tổ sự tích”
cũng chép có thời gian ông về trụ trì ở chùa Phúc Long, giúp nhân dân địa
phương chống hạn và cũng ghi việc ông hóa ở đây.
Theo truyền lại, sau khi ông
hóa, nhân dân đã lập đền thời ông bên cạnh chùa Phúc Long ở Yên Vệ, nay là
Khánh Phú. Sau thời vua Lý Nhân Tông (1060-1127), Cách đây khoảng gần 1000 năm.
Ngôi Đền
Thượng thờ ngài Giác Hải thiền sư là chính, ngoài ra ở Trung Đường còn thờ ngài
Từ Đạo Hạnh và ngài Dương Không Lộ, là 2 nhà sư cùng thời và là bạn thân tâm
phúc của Giác Hải. Ba ông đã từng cùng nhau lặn lội, không quản khó khăn gian
khổ tìm đường sang Trung Quốc để học giáo lý. Ngoài công việc học hành 3 ông
còn thường rủ nhau đi thăm thú phong cảnh, đàm đạo việc đời, làm thơ vịnh cảnh,
Những năm trước Cách mạng tháng
8 năm 1945 ngày mùng 4 tháng giêng hàng năm nhân dân trong vùng tổ chức tế lễ
và mở hội ở Đền Thượng rất lớn.Tổ chức rước nước từ giữa sông Đáy sau đó là tục dâng bánh giầy, tổ chức thi bánh
ngon, bánh đẹp. tổ chức các trò chơi dân gian, đặc biệt là hội thi vật giữa các
đô vật trong vùng. Hội thi vật được tổ chức ở trước sân đền để tưởng nhớ công
ơn của ngài Giác Hải, người có công truyền dạy và khơi dậy tinh thần thượng võ
của nhân dân. Ngày nay, vào ngày mùng 4 tháng giêng hàng năm địa phương vẫn tổ
chức tế, dâng bánh giầy và tổ chức Hội vật chầu thánh.
(Lễ hội Vật tại Đền Thượng)
Quần
thể Di tích Đền Thượng và Chùa Phúc Long mang đậm nét kiến trúc, nghệ thuật
thời Hậu Lê và thời Nguyễn. Tuy nhiên đã tiến hành nhiều đợt tu sửa, tôn tạo
nhưng từ dáng dấp di tích ,trang trí mĩ thuật vẫn mang đậm nét phong cách kiến
trúc điêu khắc thời Nguyễn.
Di
tích gắn liền với tên tuổi của thân mẫu Giác Hải thiền sư người có công với
triều Lý, đời vua Lý Nhân Tông. di tích Đền Thượng và Chùa Phúc Long chứng minh
mảnh đất ngàn năm văn vật của tỉnh Ninh Bình, của huyện Yên Khánh, xã Khánh Phú
với những di tích, danh nhân được sử ghi chép cũng như được dân gian lưu
truyền.
Toàn
bộ khu di tích có quy mô tương đối lớn, cộng với cảnh quan thiên nhiên thoáng
đãng, trù phú, đây sẽ là khu tham quan du lịch hấp dẫn và thú vị qua đó đem đến
cho du khách hiểu thêm về giai đoạn lịch sử, đã được Bộ văn hóa thông tin công
nhận là Di tích Lịch sử và kiến trúc
nghệ thuật cấp Quốc Gia Ngày 12 tháng 12 năm 1994.
(Một số hình ảnh về Đền Thượng)
(Tế nam quan tại Hội vật)