ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Vị trí địa lý:
Xã Khánh
Phú nằm ở phía Bắc huyện Yên Khánh, có đường quốc lộ 10 chạy qua, cách thành phố
Ninh Bình 5 km về phía Tây Bắc, cách trung tâm huyện Yên Khánh 7 km.
-
Phía Đông Bắc giáp huyện Ý Yên (tỉnh Nam Định).
-
Phía Tây Bắc giáp thành phố Ninh Bình.
-
Phía Tây Nam giáp xã Khánh Hòa.
-
Phía Đông Nam giáp xã Khánh An
2, Tài nguyên:
Khánh
Phú là một xã chuyển đổi cơ cấu ngành mạnh từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất
tiểu thu công nghiệp, kinh doanh và dịch vụ. Tổng diện tích tự nhiên 592,83 ha.
Trong đó diện tích đất nông nghiệp 126,17 ha chiếm 21,3 %; đất phi nông nghiệp
460,12 ha chiếm 77,6 %, diện tích đất chưa sử dụng 6,54 ha chiếm 1,1 % so với tổng
diện tích đất tự nhiên của toàn xã.
3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Xã
Khánh Phú có 08 thôn với trên 2186 hộ và 7114 nhân khẩu, địa bàn xã có 2 tôn giáo chính là Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo
(trong đó có 1 thôn công giáo toàn tòng). Các cơ sở tín
ngưỡng, tôn giáo của xã gồm 2 chùa, 5 Đền
và 1 nhà thờ giáo xứ; 3 cơ sở tín ngưỡng được công nhận là di tích lịch sử: Đền Thượng và Chùa Phúc Long là di tích lịch sử
và kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia; Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh gồm Đền
Thôn Lê và Nhà thờ Nguyễn Văn Đức.
Đảng bộ xã có 368 đảng viên sinh hoạt tại 15 chi bộ trực thuộc, trong đó có 8 chi bộ thôn, 3 chi bộ trường học, 1 chi bộ tín dụng, 1 chi
bộ y tế, 1 chi bộ công an xã, 1 chi bộ HTX Nước - Môi trường.
Trên địa bàn xã có
Khu công nghiệp và 15 doanh nghiệp vừa và nhỏ, 01 HTX dịch vụ nông nghiệp, 01
HTX nước sạch và môi trường, 01 quỹ TDND và 01 chợ; Có 6
km sông Đáy bao quanh, Đây là một vị trí rất thuận lợi cho việc giao lưu hàng
hóa, kinh doanh dịch vụ phục vụ nhân dân trong, ngoài tỉnh và các vùng lân cận.
Khánh Phú
là 1 trong 3 xã được UBND tỉnh Ninh Bình lựa chọn làm điểm xây dựng xã đạt chuẩn
Nông thôn mới. Từ khi được công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới
năm 2013 đến nay, Phát huy truyền thống quê
hương, Đảng bộ và nhân dân Khánh Phú nỗ lực hết mình, đoàn kết, đồng lòng thực
hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương. Kinh tế
phát triển ổn định, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày một nâng lên, các tiêu chí xây dựng
nông thôn mới nâng cao từng bước được củng cố và hoàn thiện, trong đó chú trọng
cải cách hành chính, hành chính công và Bưu chính, viễn thông, để từng bước đẩy
mạnh công nghệ thông tin và công tác chuyển đổi số. Thu nhập của người dân tăng nhanh trên
tất cả các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, TTCN và dịch vụ. Hệ thống chính
trị được củng cố vững mạnh, nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng,
sự điều hành của chính quyền, bộ mặt nông thôn ngày càng được đổi mới và sự
phát triển đi lên.